shipping
Miễn phí giao hàng
support
Hỗ trợ 24/7
trophy
Sản phẩm chất lượng cao

Bệnh mụn rộp ở môi và cách điều trị nhanh nhất tại nhà

Ngày đăng: 16/06/2023

Mụn rộp ở môi là một vấn đề mà một số người sẽ người gặp phải. Đây là một tình trạng da khiến cho môi nổi mụn rộp trông rất khó chịu và không đẹp mắt. Nếu không được chăm sóc đúng cách, mụn rộp ở môi có thể gây ra nhiều vấn đề khác như viêm nhiễm và sưng tấy. Vậy làm thế nào để điều trị mụn rộp ở môi một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về mụn rộp ở môi và cách điều trị nhanh nhất tại nhà bạn nhé.

Bệnh mụn rộp ở môi là gì và triệu chứng của bệnh

mụn rộp ở môi và cách điều trị

Bệnh mụn rộp ở môi là gì?

Bệnh mụn rộp ở môi - Herpes môi còn được gọi là mụn nước sốt (hay sốt vỉ), là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Bệnh mụn rộp ở môi gây ra do virus Herpes simplex (HSV).

Có 2 loại là HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại virus đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan sinh dục (herpes genital).

Vùng da quanh chỗ phỏng thường nổi đỏ, sưng lên và đau nhức. Vùng bị phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra ngoài và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Tuy nhiên, vết thương thường tự lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần và cũng có thể điều trị tại nhà.

Triệu chứng của bệnh mụn rộp ở môi

Ngoài các biểu hiện chính trên môi và quanh miệng, còn có thể có những triệu chứng khác như:

- Miệng bị đau, ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và ngủ nghỉ. Vị trí đau chủ yếu ở vùng bị mụn rộp

- Bị sốt

- Đau họng

- Sưng hạch cổ

- Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.

Lần đầu nhiễm virus có thể không có dấu hiệu mụn rộp. Tuy nhiên nếu có biểu hiện, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng và tình trạng này thường nghiêm trọng hơn trong những lần bùng phát sau này.

Sau khi bị nhiễm, virus HSV sẽ tồn tại trong cơ thể và sẽ gây tái đi tái lại trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Bệnh mụn rộp ở môi tái diễn thường xuất hiện ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 đến 48 giờ đầu tiên, khi chưa có biểu hiện mụn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa, tê, hơi nhói, nóng, căng hoặc đau ở vùng bị nhiễm bệnh.

Bệnh mụn rộp ở môi và cách điều trị nhanh nhất tại nhà

mụn rộp ở môi và cách điều trị

Hầu hết các trường hợp mụn rộp có thể tự lành, nhưng bệnh nhân cũng có thể tự hỗ trợ cho việc điều trị các triệu chứng bệnh tại nhà bằng cách:

- Đặt một chiếc khăn ướt mát lên trên các vết loét 3 lần một ngày, mỗi lần 20 phút để làm giảm tấy đỏ và sưng.

- Dùng Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giảm cơn đau. Không dùng Aspirin đối với bệnh nhân dưới 20 tuổi vì dược chất này có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh lý hiếm gặp nhưng tương đối nguy hiểm.

- Làm dịu cơn đau miệng bằng cách sử dụng nước súc miệng có chứa baking soda.

- Tránh dùng các loại thực phẩm có chứa axit (ví dụ: trái cây họ cam, quýt, cà chua).

- Dùng thuốc mỡ bôi lên mụn rộp để giảm đau và mau lành vết thương.

- Đối với trẻ em, nên đưa đi khám bác sĩ và nhận đơn thuốc, tránh tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Cách ngăn ngừa mụn rộp ở môi tái phát

mụn rộp ở môi và cách điều trị

Bệnh nhân có thể làm giảm tần suất tái phát bệnh bằng các lời khuyên sau đây:

- Tránh để đôi môi tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá lâu. Nếu có thể, nên sử dụng kem chống nắng cho môi trong mọi thời điểm (bằng son dưỡng môi) và bảo vệ khuôn mặt tránh tác động từ ánh nắng mặt trời.

- Tránh tiếp xúc thân mật (như hôn nhau) với người bệnh Herpes môi, hoặc người có vết loét mụn rộp miệng, hay herpes sinh dục.

- Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể kích thích phát bệnh. Không nên ăn các loại hạt, socola, hoặc gelatin.

- Tránh dùng chung dụng cụ vệ sinh, bao gồm khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, hoặc các đồ dùng cá nhân khác mà người bệnh có thể đã sử dụng.

Những biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh mụn rộp ở môi ở trẻ em:

- Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên.

- Không để trẻ đưa đồ chơi vào miệng.

- Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ với chất khử trùng.

- Nếu trẻ em có biểu hiện mụn vỡ hay rỉ dịch, nên giữ ở nhà cho đến khi thấy mụn nước bắt đầu đóng vảy.

- Không để trẻ em tiếp xúc gần nhau trong khi có mụn rộp và chảy nước dãi không kiểm soát.

- Sử dụng loại găng tay dùng một lần hoặc miếng gạc bông để lấy thuốc mỡ bôi lên vết mụn loét của bé.

Trong mọi trường hợp, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ là phương pháp tốt nhất giúp phòng chống nguy cơ lây nhiễm bệnh mụn rộp ở môi cũng như nhiều căn bệnh khác do virus gây ra.

Lời kết

Tóm lại, mụn rộp ở môi là một vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn gây ra nhiều khó chịu và phiền toái cho người bị bệnh. Tuy nhiên, với những phương pháp điều trị đúng cách và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, bạn có thể loại bỏ mụn rộp ở môi một cách dễ dàng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về mụn rộp ở môi và cách điều trị mụn rộp ở môi nhanh nhất tại nhà.